Nội quy về vệ sinh an toàn thực phẩm
Gia Huy Catering luôn tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế ban hành trong việc điều hành và triển khai bếp ăn tập thể tại khách hàng. Mục đích cuối cùng của chúng ta là " Chất lượng bữa ăn được đảm bảo, an toàn vệ sinh thực phẩm được cam kết ".
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định về nhiệt độ bảo quản đối với các loại thực phẩm khác nhau theo quy định về nhiệt độ bảo quản thực phẩm.
- Dán nhãn ghi rõ ngày, tháng nhập thực phẩm, người cung cấp và xuất kho theo nguyên tắc "VÀO TRƯỚC - RA TRƯỚC".
- Nhiệt độ các thiết bị lạnh phải được kiểm tra thường xuyên.
- Cá tươi khi bảo quản ngoài tủ lạnh phải được ướp đá.
- Dụng cụ bao gói sản phẩm phải là dụng cụ chuyên dùng.
- Những thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu (như cá tươi, thịt tươi) không được bảo quản chung với nhau.
- Thực phẩm phải được bảo quản trong những kệ và đồ dùng chuyên dùng, NGHIÊM CẤM để thực phẩm trực tiếp trên mặt đất.
- Hóa chất tẩy rửa và các sản phẩm tương tự phải được bải quản riêng tránh xa thực phẩm.
- Toàn bộ qui trình chế biến phải diễn ra một chiều và được phân biệt riêng rẽ về vị trí, dụng cụ sử dụng và người thực hiện: nhận thực phẩm -> sơ chế -> chế biến -> lưu mẫu -> chia thức ăn -> phục vụ -> dọn rửa -> xử lý rác.
- Thực phẩm đã mở phải sử dụng hết hoặc chiết sang hộp khác nếu không sử dụng hết.
- Phòng chế biến, đặc việt là chế biến cá tươi, thịt tươi, trứng và sữa phải được làm vệ sinh sạch sẽ ít nhất 1 lần/ngày và được thông gió thường xuyên.
- Khi chiên không để nhiệt độ dầu quá 180*C
- Không sử dụng lại dầu chiên vào bất cứ mục đích nào
- Phải kiểm tra lại thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng, không chỉ dựa vào hạn sử dụng ghi bên ngoài.
- Luôn giữ tác phong nhanh nhẹn, niềm nở, ân cần, lắng nghe và trả lời đầy đủ những thắc mắc của khách hàng. Trong trường hợp không xử lý được, phải lập tức báo cáo cho Quản lý để giải quyết
- Phải luôn luôn kiểm tra để không phục vụ khách hàng những thực phẩm, đồ uống có ký hiệu sai hoặc quá hạn sử dụng
- Có trách nhiệm kiểm tra các đồ đặt bàn (số lượng, định lượng, chất lượng và vị trí trước giờ phục vụ
- Luôn quan sát và bổ sung các đồ đặt bàn trong giờ phục vụ.
- Dọn sạch sẽ và sắp xếp ngay ngắn ngay sau khi khách hàng vừa đứng lên để chuẩn bị cho người tiếp theo.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về trạng thái sức khỏe, vệ sinh thân thể và trang phục.
- Trang bị từng bộ phận: bảo quản, sơ chế, chế biến, chia thức ăn, phục vụ, dọn rửa, xử lý rác phải được qui định rõ ràng để tránh nhầm lẫn (sử dụng ký hiệu, màu sắc kích cỡ để phân biệt)
- Toàn bộ thiết bị và vật dụng chứa đồ trong nhà bếp phải làm bằng chất liệu đảm bảo an toàn thực phẩm, không được có hiện tượng rỉ sét và luôn được duy trì ở trạng thái tốt.
- Bàn sơ chế và các thớt dùng phải không bị nứt, gồ ghề, dễ lau chùi và luôn được giữ trong trạng thái vệ sinh cao nhất.
- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc: "ĐẾN SAO - ĐI VẬY"
- Toàn bộ nhân viên phục vụ trong bếp phải có phiếu khám bệnh định kỳ (6 tháng/lần).
- Thực phẩm đã phục vụ không được sử dụng lại (trừ những đồ còn nguyên gói như bơ, mứt,...)
- Những đồ ăn có sử dụng phẩm màu hoặc các gia vị có mùi mạnh cần được lưu ý rõ trong Menu.
- Rửa dụng cụ ăn phải tuân thủ 3 bước.
- Rửa qua để loại hết cặn bám.
- Rửa bằng chất tẩy rửa chuyên dùng.
- Xả sạch bằng nước để loại trừ toàn bộ chất tẩy rửa.
- Phòng sơ chế và chế biến thực phẩm phải làm bằng vật liệu không trơn trượt, không bị thấm nước và dễ lau rửa.
- Tường phòng bếp phải ốp gạch men cao ít nhất 2m.
- Phòng chế biến phải được trang bị quạt hút khói công nghiệp.
- Nước rửa thực phẩm phải đảm bảo an toàn (bằng các bảng phân tích nước).
- Tổng vệ sinh 1 lần/tuần nhà bếp (xả đá, tủ lạnh, tủ đông) và phải có bảng đánh dấu ngày vệ sinh cuối cùng và chữ ký của người thực hiện.
- Các nhân viên tại bếp canteen phải rửa tay sạch theo đúng qui định khi.
- Bắt đầu làm việc
- Sau khi sơ chế các nguyên liệu tươi sống.
- Sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc bề mặt dơ.
- Rửa tay và đi găng trước khi tiếp xúc với thành phẩm.
- Nếu một nhân viên làm hai công đoạn chế biến khác nhau thì phải rửa tay bằng xà phòng hai lần và thay tạp dề khi chuyển công đoạn.
- Nghiêm cấm hút thuốc lá trong khu vực chế biến thực phẩm.
- Thùng rác trong bếp phải mở nắm được bằng chân.
- Bao rác phải đầy đủ.
- Sau mỗi ca làm việc phải buộc chặt bao rác (không để chảy nước, nếu thủng phải dùng bao mới bọc ngoài và buộc chặt) và chuyển ngay ra nhà rác.
- Rửa sạch và lau khô thùng rác sau mỗi ca.
- Phòng chứa rác phải luôn đóng kín nhưng được thông thoán (bằng quạt hút) hoặc máy điều hòa nhiệt độ.
- Dầu chiên đã dùng phải được xử lý như một loại rác đặc biệt, cấm xả vào đường thoát rác.
- Luôn nâng cao ý thức sử dụng, loại thực phẩm phế thải trong chăn nuôi.
- Xác định bệnh và kịp thời cho các nhân viên mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
- Đảm bảo ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm.
- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm của Bộ Y tế
- Phòng nhân sự có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu nhân viên mới thực hiện theo quy định.
- Trưởng Phòng sản xuất có trách nhiệm giám sát việc thực hiện theo quy định.
- Quản lý cơ sở có trách nhiệm tổ chức 6 tháng/lần, thực hiện tái khám sức khỏe cho nhân viên đồng thời lưu trữ và cập nhật hồ sơ theo đúng quy định.
- Nhân viên mới vào làm việc tại công ty sau 02 tuần kể từ ngày vào làm phải có đầy đủ hồ sơ khám sức khỏe.
- Tất cả mọi thành phần lao động có tiếp xúc với thực phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp đều phải được khám sức khỏe và tái khám định kỳ theo quy định.
- Hồ sơ khám sức khỏe phải do cơ quan Y Tế hoặc bệnh viện cấp quận (huyện) trở lên cấp (có chứng nhận đủ sức khỏe làm việc và có đóng dấu).
- Hồ sơ khám sức khỏe hợp lệ phải có:
- Phiếu khám sức khỏe tổng quát.
- Phiếu khám nghiệm người lành mang trùng.
- Phiếu khám nghiệm phân (tìm ký sinh trùng).
- Phiếu X-Quang phổi
- Thời hạn tái khám sức khỏe nhân viên tối đa là một năm, tối thiểu là sáu tháng.
- Những nhân viên sau khi khám sức khỏe có kết quả không đạt do cơ quan Y tế phê chuẩn sẽ phải tạm ngừng công việc và đi điều trị cho đến khi bình phục mới được tiếp tục công việc, hoặc xét theo mức độ nặng nhẹ công ty sẽ chuyển làm công tác khác không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Nhân viên được chuyển công tác đến cơ sở mới phải đồng thời mang theo hồ sơ khám sức khỏe và các hồ sơ cá nhân khác.
- Hồ sơ khám sức khỏe phải được lưu lại văn phòng cơ sở nơi công tác. Tất cả hồ sơ phải được cập nhật, lưu trữ ngăn nắp rõ ràng, sạch sẽ nhằm dễ truy cập.